Phân loại bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường là 1 bệnh lý mãn tính có liên quan tới rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không thể sản xuất hoặc dùng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao liên tục.

phan-loai-benh-tieu-duong-nhu-the-nao-2

1. Phân loại bệnh tiểu đường

*Căn bệnh này được chia ra 3 loại:

1.1 Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể vì 1 lý do nào đó tấn công và phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy, là nơi sản xuất insulin. Insulin là hormone giúp lấy đường từ thức ăn để tạo năng lượng. Từ đó làm lượng đường trong máu không được chuyển hóa. Điều này khiến cho lượng đường huyết luôn ở mức cao.


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện đột ngột và có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Tiểu nhiều
  • Khát nước
  • Giảm cân
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn và nôn
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, ngưng thở khi ngủ…)

1.2 Tiểu đường tuýp 2

Đây là loại bệnh tiểu đường xuất hiện phổ biến nhất. Cơ thể không thể dùng insulin 1 cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao liên tục.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự như tuýp 1. Nó thường xuất hiện 1 cách ầm thầm, có thể không rõ ràng hoặc thậm chí là không có triệu chứng nên rất khó phát hiện.

1.3 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng người phụ nữ không bị tiểu đường có tăng đường huyết khi có thai.. Bệnh xảy ra khi cơ thể của người mẹ không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu thai nhi.
Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé, chẳng hạn như tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, tăng cân quá mức ở trẻ sơ sinh, phải sinh mổ. Về lâu dài, trẻ sẽ có tỉ lệ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

*Ngoài ra, đái tháo đường còn được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh, thời gian khởi phát, và các biến chứng có thể xảy ra.

     + Theo nguyên nhân gây bệnh

  • Đái tháo đường tự miễn
  • Đái tháo đường do rối loạn nội tiết
  • Đái tháo đường do thuốc
  • Đái tháo đường do nhiễm trùng
  • Đái tháo đường do di truyền

     + Theo thời gian khởi phát

  • Đái tháo đường khởi phát cấp tính
  • Đái tháo đường khởi phát mạn tính:

     + Theo biến chứng

  • Đái tháo đường không biến chứng
  • Đái tháo đường có biến chứng


2. Biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Kiểm soát cân nặng
Tập thể dục thường xuyên
Ăn uống lành mạnh
Không hút thuốc, uống rượu bia

Khám sức khỏe định kỳ sẽ là cách tốt nhất để phát hiện và có thể điều trị bệnh 1 cách hiệu quả, kịp thời. Từ đó bảo vệ bạn khỏi các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, bệnh tim mạch,... Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động kiểm tra lượng đường huyết tại nhà bằng máy đo rất đơn giản.

Bạn có yêu cầu muốn gửi đến chúng tôi?

Bác sĩ Lê Minh Quang - Chuyên gia Trung tâm

Tốt nghiệp Thạc sĩ tiểu đường hạng ưu tại Đại Học Cardiff, Wales, Vương Quốc Anh
Thành viên của Hiệp hội tiểu đường châu Âu, Hiệp Hội bác sĩ nội tiết Anh Quốc, Hiệp Hội tim Hoa Kỳ và Hiệp Hội bác sỹ gia đình Hoa Kỳ