Các biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Khi đường huyết không được kiểm soát, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Các biến chứng của bệnh tiểu đường ra sao?

Bao gồm biến chứng mãn tính và cấp tính

1.1 Biến chứng mãn tính gồm 

Biến chứng tim mạch

Làm tăng khả năng tử vong đối với người bệnh. Khi bị tiểu đường kèm với các biến chứng tim mạch, đột quỵ cao gấp 2 lần so với những người không bị tiểu đường.

Biến chứng ở thận

Thận chứa rất nhiều mao mạch, được xem như là 1 máy lọc của cơ thể. Biến chứng thận của bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây bệnh suy thận giai đoạn cuối. Vấn đề này sẽ dẫn đến chạy thận, thậm chí phải ghép thận

Biến chứng ở mắt

Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý võng mạc. Nếu để tiến triển nặng dần, bệnh nhân có thể mất thị lực hoàn toàn.

Biến chứng đột quỵ

Sự tắc nghẽn các mạch máu ở trong não sẽ khiến bệnh nhân bị đột quỵ bất cứ lúc nào. Khi đường huyết cao, sẽ làm rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid máu, cholesterol, tạo ra các mảng xơ vữa, giảm sự đàn hồi của thành mạch máu. Ngoài ra được huyết cao cũng làm viêm các vi mạch, góp phần gây tắt mạch máu.

Biến chứng thần kinh

Hệ thần kinh tự động và ngoại biên đều bị ảnh hưởng xấu. Hệ thần kinh tự động sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch (gây nhịp tim nhanh, hồi hộp,... ), ruột (ăn không tiêu, khó chịu ở vùng thượng vị, rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy), bàng quang (tiểu khó).

Biến chứng về da

Mọi người đều sẽ gặp những vấn đề ở làn da. Tuy nhiên, những người mắc tiểu đường sẽ gặp nhiều vấn đề về da hơn người thường. Những biến chứng ở da có thể là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn bị tiểu đường. Cụ thể như nhiễm trùng, nấm da, ngứa ở da không rõ lý do. Các vết thương cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng, lâu lành.

Biến chứng “Bàn chân đái đường”

Đây là hậu quả của việc tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu. Nó làm giảm cảm giác ở bàn chân, bệnh nhân không phát hiện được tổn thương tại đó có thể gây loét, nhiễm trùng. Một biến chứng nghiêm trọng nữa đó là hoạt tử vô khuẩn bàn chân do tắt mạch máu nuôi dưỡng. Nếu nghiêm trọng cần phải cắt chân.

Những biến chứng mãn tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi bị bệnh tiểu đường. Càng về sau, các biến chứng sẽ càng nặng nề và khó khắc phục. Những biến chứng này liên quan với nhau. Ví dụ như bệnh thận sẽ tăng biến cố tim mạch, bệnh tim mạch lại làm nặng tình trạng bệnh thận.

1.2 Biến chứng cấp tính

Ngoài những biến chứng mãn tính trên, bệnh nhân có thể bị biến chứng cấp tính. Biến chứng cấp tính sẽ có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Nhiễm toan ceton, nồng độ thẩm thấu trong máu tăng cao có thể khiến bệnh nhân hôn mê. Nếu không được can thiệp ngay có thể gây tử vong

Hạ huyết áp cũng có thể xuất hiện do dùng thuốc quá liều, ăn uống quá kiêng khem, tập luyện nặng.

1.3 Tiểu đường thai kỳ 

Đa số chị em bị tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Thế nhưng, lượng đường huyết nếu không được kiểm soát có thể gây ra những vấn đề cho mẹ và bé.

Đối với thai nhi

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư thừa trong người mẹ có thể đi qua nhau thai, dẫn đến tuyến tụy của bé tăng tiết insulin. Thai nhi sẽ phát triển lớn hơn so với tuổi và phải sinh mổ.
Lượng đường trong máu thấp. Đôi lúc, trẻ sẽ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh vì sản xuất insulin nhiều. Nhưng chỉ cần cho trẻ bú sữa và tiêm truyền glucose, mức đường huyết sẽ trở lại bình thường.
Có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

Đối với người mẹ

Tiền sản giật. Đây là tình trạng huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân, bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng cho mẹ và bé.

Tiếp tục bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai kế tiếp. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn ở lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường loại 2 khi về già.

2. Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu tốt:
Tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ: Kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, và dùng thuốc.


Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên: Điều này sẽ giúp bạn xác định xem lượng đường trong máu của bạn có đang ở mức an toàn hay không.
Thay đổi lối sống lành mạnh: Điều này bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và duy trì cân nặng hợp lý.
Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Kiểm soát lượng đường trong máu tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng.
 

Bạn có yêu cầu muốn gửi đến chúng tôi?

Bác sĩ Lê Minh Quang - Chuyên gia Trung tâm

Tốt nghiệp Thạc sĩ tiểu đường hạng ưu tại Đại Học Cardiff, Wales, Vương Quốc Anh
Thành viên của Hiệp hội tiểu đường châu Âu, Hiệp Hội bác sĩ nội tiết Anh Quốc, Hiệp Hội tim Hoa Kỳ và Hiệp Hội bác sỹ gia đình Hoa Kỳ