Bệnh tiểu đường là gì?

Năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc tiểu đường (theo IDF - Liên đoàn đái tháo đường Thế giới), tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam là 7,3% (2022). Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân gây mù loà, bệnh về tim mạch, suy thận và viêm loét chân. Vậy bệnh tiểu đường là gì mà mang tới nhiều hậu quả như vậy.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

benh_tieu_duong_la_gi_1

Tiểu đường hay đái tháo đường là 1 nhóm các rối loạn chuyển hóa có đặc trưng là tình trạng đường huyết ở mức cao kéo dài liên tục. Cụ thể hơn là giảm tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn tới vấn đề tăng đường huyết.

2. Phân loại bệnh tiểu đường

benh_tieu_duong_la_gi_2

Có 3 loại chính:

  • Đái tháo đường loại 1 là một bệnh tự miễn mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy tế bào beta trong tuyến tụy. Tế bào beta có nhiệm vụ chính là sản xuất insulin. Đái tháo đường tuýp 1 thường xuất hiện ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, ngoài ra cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.
  • Đái tháo đường loại 2 là tình trạng kháng insulin, nghĩa là các tế bào không thể dùng hoặc dùng insulin không hiệu quả. Khi lượng đường huyết cao, tế bào beta sẽ tăng tiết insulin. Khi không còn tiết insulin đều đặn được thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa và gây bệnh.
  • Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi phụ nữ có thai, lượng đường huyết cao dù không có tiền sử bị đái tháo đường.

3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

benh_tieu_duong_la_gi_3

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh

Tiểu đường loại 1: 

Các tế bào miễn dịch vì 1 lý do nào đó đã tấn công các tế bào beta tiết insulin. Lý do các tế bào miễn dịch tấn công tế bào beta vẫn chưa được xác định. Các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài đều có tác động tới sự phát triển của bệnh.

Tiểu đường loại 2:

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là do lối sống:
Thừa cân hoặc béo phì
Lười vận động
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Di truyền
Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Tiểu đường thai kỳ:

Khi có thai, nhau thai sẽ tạo ra các hooc môn khiến đường tích tụ ở trong máu. Bình thường, tuyến tụy có thể tạo ra đủ insulin để giải quyết tình trạng này. Thế nhưng khi cơ thể không sản sinh đủ hoặc dừng sử dụng insulin thì lượng đường huyết tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

4. Biến chứng của tiểu đường

benh_tieu_duong_la_gi_4
Tất cả các loại đái tháo đường sẽ tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng lâu dài. Các biến chứng này thường xuất hiện sau nhiều năm (10–20 năm). Nguy hiểm hơn sẽ gặp những biến chứng cấp tính.

Các biến chứng cấp tính

Nhiễm trùng: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng đường hô hấp.
Tăng đường huyết cấp tính: có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong.
Nhiễm toan ceton: Là tình trạng cơ thể không thể chuyển hóa glucose làm năng lượng, làm cho cơ thể đốt cháy chất béo lấy năng lượng. Nó sẽ dẫn đến tích tụ axit ceton trong máu, gây nhiễm toan và có thể dẫn đến hôn mê hay thậm chí tử vong.

Các biến chứng mãn tính 

Bệnh tim mạch: mạch vành, xơ vữa động mạch,...
Bệnh thận: suy thận,...
Bệnh thần kinh: tê bì, ngứa ran, đau, yếu cơ và rối loạn chức năng tình dục,...
Bệnh mắt: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mù lòa,...
Bệnh bàn chân: nhiễm trùng, loét và hoại tử bàn chân.

5. Chuẩn đoán bệnh tiểu đường

benh_tieu_duong_la_gi_5

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa trên các xét nghiệm đo lượng đường trong máu. Có những tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường:

  • Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
  • Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
  • HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
  • Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường cùng với mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

Trong đó, tiêu chí chẩn đoán dựa vào mức glucose huyết tương lúc đói là được dùng phổ biến.

6. Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

benh_tieu_duong_la_gi_6

Cách để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường là kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp. Điều này có thể được thực hiện bằng cách:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì
  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra và phát hiện sớm các biến chứng. Việc điều trị sớm các biến chứng sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh.
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính có thể sẽ gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng. Nếu kiếm soát tốt, các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện và bệnh nhân sẽ có cuộc sống khỏe mạnh như bình thường.
 

Bạn có yêu cầu muốn gửi đến chúng tôi?

Bác sĩ Lê Minh Quang - Chuyên gia Trung tâm

Tốt nghiệp Thạc sĩ tiểu đường hạng ưu tại Đại Học Cardiff, Wales, Vương Quốc Anh
Thành viên của Hiệp hội tiểu đường châu Âu, Hiệp Hội bác sĩ nội tiết Anh Quốc, Hiệp Hội tim Hoa Kỳ và Hiệp Hội bác sỹ gia đình Hoa Kỳ